Cây Sung là một loại cây dễ trồng và chăm sóc trong điều kiện khí hậu ở nước ta. Trong phong thủy, cây Sung được xếp vào hàng 4 loại cây tứ linh là Đa – Sung – Sanh – Si. Nên việc chọn cây Sung phong thủy để trồng trong nhà hoặc ngoài nhà là một việc nên làm. Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng nó cũng mang lại nhiều điều không tốt đối với những người không hợp tuổi, hợp mệnh. Bài viết hôm nay Moving House xin trả lời cho câu hỏi trồng cây sung trước nhà có tốt không?
Xem nhanh:
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SUNG
Cây sung là cây gì?
Là loại cây thân gỗ, còn có tên gọi là cây Ưu Đàm Thụ hoặc cây Tụ Quả Dong, rất phổ biến ở Việt Nam và các nước nhiệt đới. Cây Sung thuộc họ dâu tằm, thường mọc ở các vùng ven sông, hồ, suối… hoặc được trồng trước nhà như để lấy bóng râm.
Một số quốc gia vùng nhiệt đới có nhiều cây Sung như Trung Quốc, Ấn Độ, Phillipine…
Các loại Sung dại (mọc tự nhiên) có chiều cao trung bình từ 20-30m với đường kính thân gốc khá lớn từ 50-90cm. Có các đặc điểm sau:
- Lá cây có hình mũi giáo hoặc hình trứng, dài khoảng 5-10cm và có lông tơ mịn.
- Vỏ cây nhẵn, có màu nâu xám.
- Quả Sung có hình tròn, màu xanh hoặc nâu vàng, có đường kính từ 2-3cm và mọc theo chùm.
Quả của cây Sung có thể được ăn kèm với các bữa ăn trưa bằng cách ngâm muối hoặc kho cùng với thịt cá. Ngoài ra, quả và lá của cây Sung còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông Y với hiệu quả tuyệt vời.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ chuyển nhà trọn gói
- Chuyển văn phòng chuyên nghiệp
- Chuyển nhà xưởng uy tín
- Dịch vụ chuyển phòng trọ
Các loại cây sung hiện nay được trồng ở Việt Nam
Với điều kiện giao lưu kinh tế xã hội được mở rộng, nhiều loại cây quả được nhập khẩu và được trồng phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, trong đó cũng có một số loại cây Sung mới.
1. Cây Sung ta (Sung Việt nam)
Cây Sung ta có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có đặc điểm và thông tin như đã mô tả bên trên. Loại Sung ta được trồng để lấy bóng râm là chính, một số được trồng làm cây cảnh trước nhà và được xem như một loại cây trồng phong thủy phổ biến.
2. Cây Sung Mỹ (Sung nhập)
Sung Mỹ có chiều cao trung bình khoảng 6m đổ lại, nên chúng chỉ được trồng để làm cảnh, phong thủy hoặc lấy quả chứ không có ý nghĩa để lấy bóng mát.
Đồng thời, trái cây Sung Mỹ không mọc theo chùm như Sung ta, mà mọc ra từ thân cây như một quả lê, khá độc đáo.
Hàm lượng dưỡng chất trong quả Sung Mỹ cao và khác biệt lớn so với Sung Việt Nam, nên được dùng trong Đông Y học rất hiệu quả.
>>> Tham khảo thêm:
Ý NGHĨA CỦA CÂY SUNG PHONG THỦY
Theo quan niệm của dân gian, nhiều loại cây được trồng trước nhà vừa có tác dụng làm bóng râm, vừa mang ý nghĩa phong thủy. Điều đó giải thích chuyện không phải ngẫu nhiên mà Cây Sung nằm trong bộ Tứ Linh (Đa – Sung – Sanh – Si) và Tam Đa (Sung – Lộc Vừng – Vạn Tuế). Bởi thế mà cây Sung ta được trồng khá phổ biến ở các vùng nông thôn, còn cây Sung Mỹ thì được trồng phổ biến ở các vùng thành thị.
Có thể mỗi lần ra trái thì gần như là chật kín cả toàn thân cây, nên chữ Sung được đặt cho loại cây này mang ý nghĩa là “sung túc”. Tức là mang lại sự tràn đầy, viên mãn, may mắn và thành công, cũng như tiền tài và danh vọng cho gia chủ.
“Có thể trồng thêm các loại cây trong bộ Tứ Linh hoặc Tam Đa bên cạnh cây Sung”
Cây Sung hợp tuổi nào? Hợp mệnh nào?
Trong bài viết về các loại cây trồng phong thủy trong nhà và ngoài vườn, tôi có chia sẻ những loại cây phong thủy nào thì phù hợp với tuổi nào. Và cây Sung cũng không ngoại lệ.
Cây Sung được xem là loại cây thuộc hành Mộc, nên theo các quy luật vận hành của các nguyên tố thủy tổ phong thủy trong Ngũ Hành, thì:
- Tương sinh cho người mệnh Hỏa
- Tương hợp cho người mệnh Mộc
Như vậy, thấy rằng cây Sung hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Dưới đây là bảng chỉ dẫn những người mang mệnh Hỏa và mệnh Mộc có tuổi tốt để trồng cây Sung là:
Những người mệnh Hỏa có tuổi là
Những người mệnh Mộc có tuổi là
CÓ NÊN TRỒNG CÂY SUNG TRƯỚC NHÀ KHÔNG?
Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà phong thủy gợi ý cho bạn các loại cây trồng trước nhà phải có những đặc điểm như sau:
- Cây có lá xanh tốt
- Thân cây không quá to để không cản trở lưu thông tiết khí tốt, tích cực
- Thân không quá mỏng và nhỏ để tránh tạo ra năng lượng tiêu cực
- Không tạo ra độc tố hay bản thân mang độc tố: như cây Bàng,…
Theo đó, chúng ta thấy cây Sung rất phù hợp để trồng làm cây phong thủy. Tuy nhiên, các bạn có hỏi tôi là nên trồng ở đâu hay có nên trồng cây sung trước nhà hay không, thì tôi xin chia sẻ như này.
Cây Sung ta có thân cao, có rễ rất khỏe, ăn rất sâu cũng như chịu ngập úng tốt, ưa ẩm hơn là ưa khô. Do đó, nó không thể trồng trong nhà được, mà vị trí trồng cây Sung tốt nhất là ở trước nhà hoặc cạnh bờ ao, bờ rào hoặc ở các hồ cảnh, non bộ,… Nếu đất nhà bạn có diện tích không quá lớn thì có thể đặt cây Sung ở trước cửa nhà (đối với các loại Sung Mỹ). Tuy nhiên, hãy lưu ý là tuyệt đối không đặt chính giữa lối đi vì có thể nó sẽ chặn dòng khí lưu thông ở nhà bạn, không lưu thông được năng lượng tích cực.
Như vậy, cây Sung có thể được trồng trước nhà các bạn nhé.
>>> Ứng dụng App chuyển nhà tiện lợi tại TPHCM
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SUNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
Có nhiều phương pháp để trồng cây Sung ta hoặc cây Sung Mỹ hiện nay, phổ biến là trồng bằng hạt hoặc chiết cành:
1. Kỹ thuật trồng cây Sung bằng Hạt
Đối với phương pháp nhân giống cây sung bằng hạt thì ta chọn những quả sung đã chín, thịt quả mềm để lấy hạt. Hạt lúc này bạn cần rửa sạch phần nhớt là đã có thể đi gieo ngay. Phương pháp này thích hợp cho các cây sung cảnh vì sức sống cây khỏe và bộ rễ sẽ cho ra đẹp hơn.
Đầu tiên cần chọn đất trồng sung phù hợp đó chính là nhiều nước, có khả năng giữ nước tốt, hay trên các hòn non bộ,… tránh trồng trên đất cát, sỏi,…
Hạt giống trước khi gieo hãy ngâm 15 phút để đủ ngấm nước và cung cấp độ ẩm phù hợp. Sau khi gieo vào bầu đất, hãy tưới nước ẩm để hạt sung nhanh mọc mầm.
Thông thường sau 1 tuần sung sẽ mọc mầm, sau 1 tháng nếu đã phát triển cây con thì chúng ta sẽ bứng cây sang chỗ trồng mới đã chuẩn bị sẵn. Sau khi trồng cần tưới nước đầy đủ.
Về bón phân cho cây sung, thì tần suất là mỗi năm tưới thúc từ 10 2 lần cho cây vào cuối mùa mưa.
2. Kỹ thuật chiết cành cây Sung
Đối với phương pháp chiết cành, vì là một loại cây thân mộc, vỏ dày, nhiều mủ cây nên chiết sẽ lâu ra rễ và khó chiết đặc biệt là cành có nhiều vấu hoặc cành to. Bạn cần có kĩ thuật chiết đúng cách thì tỉ lệ sống của cành mới cao.
Đầu tiên chọn cây sung: Nên chọn cây sung có có sức sống cao, chịu hạn, cành mập để có thể dễ dàng làm gốc thế.
Đối với cành chiết thì có tuổi thọ từ 3-5 năm trở lên. Có kích thước và độ dài phù hợp để làm gốc thế.
Sau khi lựa chọn phù hợp xong, bạn cần phải cắt tỉa với những cành và nhánh, lá không cần thiết.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ, tiến hành khoan vỏ cây sung từ 10 cm tùy theo kích thước cành
Sau đó dùng rơm khô trộn để trộn với bùn để 1 tới 2 ngày rồi bỏ bầu cây sung. Bầu nên có khích thước lớn để vừa với cành sung. Thời gian bỏ bầu tường từ 1-2 tháng, lúc này bầu đã khô, bạn sẽ phải thay lần hai. Lần nay, bạn nên cuống chặt bầu kín bằng áo mưa, giấy PE, hay băng keo cho cây,…
Thời gian bó bầu thông thường là 4 tháng.
3. Kỹ thuật tạo dáng cây Sung cảnh
Sau khi đã trồng thành công cây sung, cây phát triển và sinh trường một cash ổn định thì bạn nên tạo dáng cho nó, vừa hợp phong thủy và lại nâng cao tính thẩm mỹ. Cách tạo dáng như sau:
- Đầu tiên cắt bỏ những cành, nhánh có dáng xấu, bị sâu hại, khô, thiếu nước, những cành và lá gần nhau cũng nên cắt.
- Uốn phần thân trước để tạo dáng đứng tổng thể, từ đó mới tạo dáng cho cành sau. Thứ tự uốn cành cũng vậy, uống cành lớn trước rồi mới uống cành nhỏ.
Bạn nên dùng dây kẽm cắm vào mâm để có thể tạo điểm cố định, cứng cáp cho cây hơn khi uốn.
4. Kỹ thuật bứng gốc Sung an toàn, đúng cách
Để trồng hay bứng cây sung, bạn cần chọn cây sung có lá già và cứng cáp. Lý giải về điều này đó chính là khi lá cây đang còn non, lúc ngày cây sẽ tập trung chất dinh dưỡng vào lá, nếu bứng đi thì cây sẽ thiếu dinh dưỡng và dễ bị chết.
Bạn nên xây bầu đất để bứng cây trước vài ngày, lúc ngày khi bứng lên, phần đất ở gốc đã được nén chặt và sẽ không làm vỡ bầu đất ở gốc. Khi bứng, mặc dù đã chọn những lá già và cứng cáp những bạn vẫn nên cắt hết lá trên cây để tránh tình trạng bị mất nước qua lá cây. Ngoài bị mất nước, cây sẽ có thể bị mất mủ, điều này đặc biệt có hại cho cây, vì vậy bạn không được cắt các cành to khi bứng.
Sau đó, bạn tưới nước ở phần gốc cây sung. Cần cắt phần rễ bị dập sau khi bứng xong bằng dao hay kéo cắt cây chuyên dụng. Lúc này, nên để cây ở chỗ mát mẻ để mủ cây được khô lại rồi mới có thể đem trồng.
Nên tưới ướt ở phần gốc. Hãy dùng dao, kéo sắc để cắt phần rễ sau khi bứng xong để tránh hiện tượng dập rễ. Rễ sau khi cắt thì nên để ở chỗ mát để mủ khô lại thì mới đem cây đi trồng.
Cây sung khi bứng phải trồng trên đất tơi xốp. Đất có thể giữ ẩm và thoái nước tốt. Hãy lưu ý, sau khi bứng cây, bạn không nên bón phân liền mà hãy chờ 3 tháng sau để bộ rễ có thể hồi phục hoàn toàn. Nên tưới nước đều đặn cho cây để đảm bảo được cây không bị khô, mất nước.
BÍ QUYẾT LÀM CÂY SUNG SAI QUẢ DỊP TẾT
Nếu trong những ngày lễ dịp Tết âm lịch, cây Sung nhà bạn ra trái xum xuê và chín mọng thì quả thật năm đó bạn có thể sẽ là người rất hạnh phúc và tài lộc vẹn toàn. Để làm cây Sung sai quả dịp Tết năm nay, đòi hỏi các bạn cần có những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch. Thời gian này là vào mùa hè, cây có xu hướng tăng trưởng rất mạnh mẽ.
Lưu ý, kỹ thuật này chỉ áp dụng cho các cây Sung cảnh Mỹ. Vì cơ bản loại này mới nhỏ gọn, trồng được trong chậu cảnh. Còn loại sung Việt thì cũng có thể áp dụng được nhưng có thể không cần thiết.
Lúc này, ta điều hướng sinh trưởng của cây bằng cách ngưng tưới nước cho cây từ 15-20 ngày. Đồng thời cũng cắt bỏ hết lá trên cành cây.
Sau đó chăm sóc cẩn thận cho chồi và lá mới để chúng ra hoa và kết trái. Mẹo để cây ra trái nhanh là dùng dao rạch vài đường bên gốc cây để nó chảy nhựa ra.
Như vậy, qua bài viết trên đây, các bạn đã có cho mình một ít kiến thức về cây sung cũng như trả lời cho câu hỏi trồng cây sung trước nhà có tốt không. Song song đó là mẹo để làm cây Sung ra trái dịp Tết một cách đơn giản nhất.