Lễ cúng Thần Tài Thổ Địa chính là phong tục không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Lễ cúng thường được thực hiện vào tất cả các ngày quan trọng trong năm như mùng 1, ngày rằm, mùng 10 (ngày vía Thần Tài), ngày cúng ông Công ông Táo về trời, đêm 30 Tết. Vậy bạn đã biết cách chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa chưa? Nghi thức cúng như thế nào là đúng? Hãy cùng Moving House theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu tất tần tật về cách cúng bái cũng như văn khấn Thần Tài Thổ Địa mang lại may mắn, tài lộc cho cả gia đình năm 2024 nhé.
Xem nhanh
- Lễ vật cúng thần tài thổ địa hằng ngày gồm những gì
- Lễ vật cúng thần tài mùng 10 hàng tháng (ngày vía Thần Tài)
- Sắm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa ngày rằm, mùng 1 gồm những gì?
- Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa ngày 23 tháng chạp
- Cách cúng Thần Tài Thổ Địa theo phong thủy
- Bài cúng Ông Địa Thần Tài chuẩn nhất
- Lưu ý khi cúng Thần Tài Thổ Địa nhất định phải biết
Lễ vật cúng thần tài thổ địa hằng ngày gồm những gì
Mâm lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa hằng ngày rất đơn giản, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một số hoa quả và một vài món chay là được.
- Bình hoa tươi
- Mâm trái cây
- Thuốc lá
- Cafe
- Nước trà
- Nhang
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa không cần quá phức tạp chỉ cần gia chủ cúng kính đều đặn và thành kính thì chắc chắn Thần Tài Thổ Địa sẽ gia hộ cho gia đình bình an, công việc làm ăn ngày một phát đạt.
Lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày mùng 10 hàng tháng (ngày vía Thần Tài)
Mùng 10 tháng Giêng hàng năm là ngày vía Thần Tài. Trong ngày này, tất cả các hộ gia đình và chủ doanh nghiệp, cửa hàng thường làm mâm cúng để tạ ơn ông Thần Tài đã ban tài lộc đến gia chủ giúp việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. Có thể nói đây chính là lễ cúng Thần Tài quan trọng nhất trong năm. Do đó, mâm cúng ngày vía Thần Tài cũng có phần trang trọng hơn. Dưới đây là danh sách lễ vật cần có trong mâm cúng Thần Tài năm 2024.
- Bộ Tam Sên: chính là 3 món ăn yêu thích nhất của Thần Tài gồm thịt luộc nguyên miếng, trứng luộc và tôm luộc/cua luộc.
- Một gói thuốc lá (chú ý mở 2 điếu thuốc ra ngoài) kèm thêm hũ gạo, hũ muối và ly nước đặt ở giữa 2 tượng Thần Tài.
- 2 bát hương
- 2 cây đèn
- khay 5 chén nước (3 ly nước và 2 ly rượu)
- Bộ đồ cúng ngày vía Thần Tài
- Mâm ngũ quả
- 1 bình hoa tươi
- Bộ giấy tiền, vàng mã, và trầu cau
Mâm lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa mùng 1, ngày rằm tháng 7
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa ngày rằm có gì? Mâm cỗ cúng Thần Tài Thổ Địa có thể là mâm chay hay mặn tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ. Tuy nhiên, vào ngày rằm và mùng 1 bạn nên cúng chay là tốt nhất. Lễ vật cơ bản trong mâm lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa mùng 1 bao gồm:
- Vài nén hương
- Nến
- Trái cây
- Trầu cau
- Hoa tươi
- Thuốc lá
- Tiền vàng mã
- Rượu
- Trà
- Nước lọc
- Tiền lẻ
- Bánh kẹo
Đối với mâm cúng Thần Tài mặn sẽ thêm một số món như:
- Xôi
- Tôm luộc
- Trứng luộc
- Gà luộc
- Thịt luộc
Đối với mâm cỗ chay sẽ thêm vài món rau củ chẳng hạn:
- Xôi
- Bánh ngọt
- Bánh tét chay
- Bánh ít
- Rau củ xào
Ngoài ra, gia chủ nên chuẩn bị bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 1 chi tiết và tiến hành theo đúng lễ nghi để tránh bị lúng túng khi cúng bái nhé!
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa ngày 23 tháng chạp
Thông thường cứ vào ngày tiễn ông Táo về trời, tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch nhà nhà sẽ quét dọn bàn thờ chính, bàn thờ ông táo, bàn thờ Thần Tài, tỉa chân nhang và sắm mâm lễ cúng nhằm bày tỏ tấm lòng thành kính với thần linh.
Mâm lễ vật cúng ông Thần Tài Thổ Địa vào ngày 23 tháng Chạp thường có:
- Hương
- Nến
- Hoa quả
- Tiền vàng
- Trầu cau tươi
- Gạo
- Muối hạt
- Nước trong, bia, nước ngọt
Chắc chắn vào ngày cận Tết tất cả mọi thành viên trong gia đình đều bận rộn. Vì vậy, mâm cúng bên trên là mâm cúng đơn giản nhất bạn có thể chuẩn bị. Nếu có thêm thời gian bạn hãy chuẩn bị thêm một vài món ăn truyền thống như thịt gà luộc, giò, chả, rượu, nem rán,… nhé.
Cách cúng Thần Tài Thổ Địa theo phong thủy
Giờ cúng Thần Tài Thổ Địa
Theo chuyên gia phong thủy, thời gian cúng Thần Tài Thổ Địa lý tưởng nhất là vào giờ Thìn và giờ Ngọ, tức là từ 7h – 9h hoặc 11h – 13h. Bởi đây là 2 khung giờ mang lại nhiều vận may, tài lộc cho gia chủ.
- Cúng vào giờ Thìn: Bạn sẽ gặp nhiều cơ hội thuận lợi, dễ thành công khi khai trương, ký kết hợp đồng, đầu tư tài chính.
- Cúng vào giờ Ngọ: Bạn sẽ may mắn trong học tập, công việc thuận lợi, tình hình kinh doanh suôn sẻ.
Hướng đặt mâm cúng Thần Tài Thổ Địa như thế nào?
Bạn đã biết cách bày biện bàn thờ Thần Tài Thổ Địa chưa? Cách bố trí bàn thờ rất quan trọng vì nếu bạn chuẩn bị đầy đủ lễ cúng nhưng bàn thờ không được sắp xếp hài hòa về khía cạnh phong thủy lẫn thẩm mỹ thì cũng vô nghĩa.
Bạn nên lưu ý một số nguyên tắc bày biện bàn thờ ông địa để tránh mắc phải lỗi nghiêm trọng trong phong thủy nhé!
- Đặt tượng Thần Tài ở bên trái, tượng ông địa ở bên phải bàn thờ theo hướng từ bên ngoài nhìn vào và cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- Bát hương đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ.
- Đặt hũ muối, hũ gạo và ly nước ở giữa hai ông, tạo sự hòa hợp và cân bằng
- Mâm ngũ quả đặt bên trái bàn thờ biểu trưng cho sự phú quý, sung túc
- Bình hoa tươi để ở bên phải bàn thờ, mang ý nghĩa vượng khí và tươi mới
- Thiềm thừ ngậm tiền đặt vị trí bên trái bàn thờ, biểu thị sự may mắn, vương giả, giàu có.
- Bát nước thả hoa tụ lộc nên đặt ở ngoài cùng trên bàn thờ, mang ý nghĩa thu hút và hấp dẫn tài lộc
- Đặt đồ ăn vào chỗ trống còn lại trên bàn thờ ông địa, thần tài, hãy bày biện đẹp mắt và phù hợp, biểu thị sự kính trọng, tôn nghiêm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nghi Thức Cúng Giao Thừa Năm 2024
Bài cúng Ông Địa Thần Tài chuẩn nhất
Sau khi chắc chắn đã chuẩn bị mâm lễ cúng đầy đủ và trưng bày lên bàn thờ đúng nghi thức. Gia chủ tiến hành đọc bài cúng Thần Tài Thổ Địa như bên dưới với lòng thành kính mong 2 ông ban phước phù hộ cho gia chủ gặp nhiều may mắn. Cụ thể bài cúng như sau:
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là……………………………… Ngụ tại………………………………….
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Lưu ý khi cúng Thần Tài Thổ Địa nhất định phải biết
Cúng Thần Tài Thổ Địa có phải kiêng cữ gì không? Đây là câu hỏi Moving House nhận được khá nhiều về vấn đề tâm linh cúng bái. Chắc chắn rồi, bất cứ lễ cúng nào cũng mang tính chất cung kính, trọng đại. Do đó, bạn phải lưu ý một số vấn đề sau khi cúng Thần Tài Thổ Địa nhé!
Vệ sinh lau dọn bàn thờ Thần Tài Ông Địa trước khi cúng
Để lễ cúng được trang nghiêm nhất thì lau dọn bàn thờ là điều cần thiết. Trước khi lau dọn chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ như: nước sạch, chậu đựng nước (phải được cọ rửa sạch sẽ), 1 khăn lau sạch, 1 khăn lau ướt, 1 chổi nhỏ.
- Trước tiên, nên thắp hương để báo cho Thần Tài Thổ Địa biết bạn lau dọn bàn để để các ngài trú tạm nơi khác.
- Đổ nước vào chậu, cho toàn bộ vật dụng như bình hoa, đĩa, bộ kỷ chén thờ,… vào chậu nước rửa sạch để cho ráo nước.
- Dùng khăn ướt vệ sinh tất cả bụi bẩn bám trên bàn thờ.
- Rút chân nhang, vệ sinh lư hương sạch sẽ.
- Lau tượng Thần Tài Thổ Địa bằng khăn bông sạch.
- Sau khi lau dọn xong gia chủ nên bố trí tất cả lại như vị trí ban đầu.
Tắm Tượng Thần Tài Thổ Địa trước khi cúng
Tắm tượng là thủ tục cần có để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn của gia chủ đối với 2 vị thần đã độ trì cho gia đình được sung túc. Nên tắm tượng bằng nước hoa bưởi và nước gừng pha rượu, đây là loại nước có mùi hương thơm dịu, thanh mát, có tác dụng tẩy uế cực kì tốt.
Khăn dùng để lau tượng phải là khăn bông sạch, chuyên dùng để lau tượng phật, tuyệt đối không được sử dụng với bất kỳ đồ dùng nào khác. Sau khi tắm xong gia chủ hãy phơi khô tượng ngoài nắng và dùng khăn khô lau sơ lại trước khi bày biện lên bàn thờ.
Bày tỏ tấm lòng thành khẩn, cung kính khi cúng Thần Tài Thổ Địa
Đây được coi là điều quan trọng nhất trong mọi lễ cúng. Khi cúng bái tâm phải thành kính, biết ơn hướng về phía các vị thần chứ không được qua loa hay đùa giỡn.
Ngoài ra, trang phục trong lễ cúng phải trang nghiêm, gia chủ phải mặc quần dài và áo dài tay lịch sự.
Hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ, các thành viên trong gia đình không nên lớn tiếng cãi vã vào ngày này.
Lễ vật sau khi cúng Thần Tài Thổ Địa nên làm gì
Sau khi cúng Thần Tài xong, mâm lễ phải được sử dụng một cách chính xác thì toàn bộ nghi thức cúng kiếng mới được trọn vẹn.
- Hũ gạo muối đặt ở trong nhà để tăng sự phú quý, phúc báu.
- Mang tất cả chung rượu tưới xung quanh nhà nhằm tạo sự tươi mới, vượng khí trong nhà.
- Chia bánh kẹo cho người khác để phát lộc, mọi người đều được hạnh phúc.
- Nếu cúng bằng vàng mã thì đốt tại cổng nhà để cầu mong thần tài ban phước, gia đạo bình an. Nếu cúng vàng thật thì giữ lại để trong nhà thu hút tài lộc.
- Mâm cơm cúng mang xuống cho cả gia đình cùng thưởng thức.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Chuyển nhà trọn gói
- Chuyển văn phòng
- Dịch vụ chuyển phòng trọ
- Chuyển nhà xưởng
- Cho thuê taxi tải giá rẻ
- Hoàn trả mặt bằng văn phòng
- Cho thuê kho bãi
Trên đây Moving House đã chia sẻ tất tần tật thông tin về lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa chi tiết nhất. Hy vọng tin tức trên sẽ hữu ích cho bạn khi tổ chức lễ cúng bái trong gia đình mình. Đừng quên theo dõi Moving House để cập nhật tin tức bổ ích về vận tải, tâm linh chuẩn xác nhé!