Khi xây dựng một căn nhà, theo phong tục truyền thống, có ba nghi lễ cần phải tiến hành là: Lễ động thổ (khi khởi công xây dựng), Lễ cất nóc (trước khi đổ mái nhà) và lễ nhập trạch (khi dọn về nhà mới), mục đích là nhằm báo cáo với thần linh, thổ công về các hoạt động đó, để cầu mong công việc diễn ra suôn sẻ, an toàn.
>>> Tìm hiểu ngay lễ bốc bát hương về nhà mới chẩn và chi tiết nhất
Một người phụ đang bày mâm cơm cúng nhà mới
Nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới mang nhiều ý nghĩa nhân văn
Trong ba nghi lễ trên, người chủ thực sự của căn nhà có thể không cần phải làm Lễ động thổ và Lễ cất nóc nếu không trực tiếp xây dựng nhà mà đi thuê, đi mua nhà, nhưng nhất định cần phải thực hiện nghi Lễ dọn về nhà mới hay nghi lễ nhập trạch khi về nhà mới. Có thể hiểu nôm na, Lễ nhập trạch chính là nghi thức tâm linh khi dọn chuyển về nhà mới, thông báo đến thần Thổ địa cai quản khu đất đó và báo cáo ông bà, tổ tiên về sự thay đổi chỗ ở của gia đình, cầu mong họ phù hộ, độ trì cho cuộc sống của gia đình tại nơi ở mới gặp nhiều may mắn, bình an.
Nghi lễ cúng nhập trạch dọn về nhà mới thể hiện lòng thành kính của chủ nhân ngôi nhà đối với bề trên, lòng biết ơn, hiếu thảo đối với gia tiên tiền tổ. Đó là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam chứ không phải là mê tín dị đoan.
Chuẩn bị dọn về nhà mới cần làm gì?
Trước khi dọn về nhà mới, người chủ nhà phải tìm hiểu kỹ, chọn ngày, giờ tốt để nhập trạch, thời gian tốt nhất để chuyển về nhà mới là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối. Cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết để mang theo khi nhập trạch, chuẩn bị lễ vật tùy theo điều kiện của gia đình, chuẩn bị bài văn khấn, dọn dẹp nhà mới sạch sẽ, đốt bồ kết, hương trầm để xua tan chướng khí, kính cẩn đón rước thần linh, tổ tiên về chứng giám.
Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình đích thân mang đến nhà mới, bài vị thờ cúng Gia thần, Tổ tiên, thờ Phật,… phải do chính tay gia chủ mang đến. Đồ đạc phải mang theo là: một chiếc chiếu (hoặc nệm) đang dùng; một bếp lửa (thường là bếp ga, không dùng bếp điện), một cái chổi mới, gạo, muối,…. Những thành viên khác trong gia đình đi theo sau gia chủ và mang theo tiền bạc, của cải, không nên đi tay trắng khi dọn vào nhà mới.
Tiến hành nghi lễ khi dọn về nhà mới
Sau khi đã hoàn tất chuẩn bị, buổi chiều ngày chuyển về nhà mới, cần tiến hành luôn nghi lễ nhập trạch. Chủ nhà cần ăn mặc lịch sự, thắp hương và đọc văn khấn xin nhập trạch với Thổ địa rồi đến văn khấn rước vong linh gia tiên đến nơi ở mới một cách trang trọng. Sau đó, chủ nhà bật bếp lửa đun một ấm nước sôi (nên để sôi lâu khoảng 10-15 phút), pha trà dâng lên Thần linh và tổ tiên, mời khách là hoàn thành nghi thức nhập trạch.
Lễ vật cần chuẩn bị rất đơn giản, tùy thuộc vào hòa cảnh kinh tế gia đình, thường gồm có: Vàng hương, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau và một mâm cơm rượu. Không cần thiết phải sắm lễ to, tốn kém mà quan trọng nhất là ở lòng thành, cách sống phúc đức của gia đình.
Những thủ tục trong nghi lễ nhập trạch về nhà mới tuy hơi rườm rà nhưng không thể bỏ qua, không nên xem nhẹ. Mỗi khi chuyển đến nơi ở mới, chủ nhà cần làm lễ để đảm bảo về mặt tâm tinh, an tâm trong mọi việc.
Các công việc trong ngày chuyển về nhà mới rất nhiều, khá vất vả. Do đó, để được giúp đỡ, người chủ nhà nên yêu cầu hỗ trợ từ dịch vụ chuyển và dọn nhà trọn gói.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, khách hàng khi có nhu cầu chuyển và dọn nhà thì Công ty TNHH MTV TMDV vận tải Xá Lợi là một địa chỉ tin cậy, xứng đáng để lựa chọn. Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 122, đường Đinh Bộ Lĩnh, P. 15, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Hotline (24/24 giờ): (028) 22 48 48 48 – 09 48 48 48 22
>>> Xem chi tiết Dịch vụ chuyển nhà trọn gói giá rẻ của công ty chuyển dọn nhà Xá Lợi – Số 1 Sài Gòn
>>> Cập nhật giá cước taxi tải chuyển nhà để tránh bị lừa bởi các đơn vị vận tải kém chất lượng