Mức phạt xe quá tải bao nhiêu? Nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và giúp các bác tài cũng như người sử dụng dịch vụ thuê xe tải chở hàng nắm rõ được hình thức phạt của từng loại xe để có thể tính toán và chọn xe phù hợp. Hiện nay, nếu chở hàng hóa quá khổ, quá tải tài xế có thể phải bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng tùy vào mỗi trường hợp vi phạm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Moving House để nắm được tất tần tật về vi phạm chở hàng quá trọng tải cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành bạn nhé!
Xe quá tải trọng là gì?
Căn cứ vào khoản 1 điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn được lưu thông trên đường bộ. Cụ thể trong lĩnh vực giao thông “ Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ”.
>>> Giờ Cấm Tải HCM Hiện Nay Nhất Định Phải Nắm Rõ
Mức phạt xe quá tải mới nhất 2024
Theo quy định tại Điều 24 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt đối với xe tải chở quá tải hiện nay dành cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và chủ xe cụ thể như sau:
Mức quá tải dưới 10%
- Người lái xe: Không bị phạt tiền.
- Chủ xe: Không bị phạt tiền.
Mức phạt quá tải 10% đến 30%
- Mức phạt đối với lái xe: Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Mức phạt với chủ xe tải: Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Mức xử phạt xe quá tải từ 30% đến 50%
- Mức phạt cho người lái xe: Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Mức phạt với chủ xe: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Mức phạt quá tải từ 50% đến 100%
- Mức phạt đối với người lái xe: Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
- Mức phạt với chủ xe: Từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Mức phạt xe quá tải 100% đến 150%
- Mức phạt cho tài xế điều khiển xe: Từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
- Mức phạt của chủ xe: Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Mức xử phạt quá tải trên 150%
- Mức phạt đối với người lái xe: Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
- Mức phạt quá tải đối với chủ xe: Từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về quá tải tải trọng cho phép sẽ phải chịu một số hình phạt khác liên quan như tước giấy phép lái xe,… theo quy định của pháp luật.
Cách tính % xe quá tải
Bước 1: Xác định khối lượng quá tải: Trước tiên, hãy tiến hành kiểm tra trọng lượng của xe khi được đưa vào kiểm tra thực tế. Được tính bao gồm trọng lượng của xe tải và hàng hóa xếp dỡ trên xe. Tiếp đến hãy trừ đi khối lượng chính của xe và hàng hóa xe được phép chở được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện lưu thông. Khối lượng còn lại được xem là khối lượng quá tải. Ta có công thức tính như sau:
Khối lượng quá tải= Khối lượng toàn bộ xe khi kiểm tra thực tế – Khối lượng chính của xe – Khối lượng hàng hóa xe được phép vận chuyển
Bước 2: Cách tính phần trăm xe quá tải: Sau khi tính được khối lượng quá tải, ta áp dụng công thức sau để tính % quá tải.
% quá tải = (Khối lượng quá tải/ Khối lượng chuyên chở được phép) x 100%
Trong đó: Khối lượng chuyên chở được phép là giá trị được quy định trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Biết cách tính % quá tải sẽ giúp bạn có cơ sở để tính toán trọng lượng hàng hóa chuyên chở khi tham gia giao thông.
>>> Một số dịch vụ cung cấp tại Moving House:
- Dịch vụ chuyển nhà trọn gói
- Chuyển văn phòng giá rẻ
- Chuyển phòng trọ sinh viên
- Dịch vụ chuyển nhà xưởng
- Cho thuê kho bãi
- Cho thuê xe tải giá rẻ
- Hoàn trả mặt bằng văn phòng
Như vậy, Moving House đã chia sẻ cho bạn về mức phạt xe quá tải khi lưu thông trên đường bộ. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn định lượng được hàng hóa khi vận chuyển. Bất cứ khi nào bạn cần vận chuyển hàng hóa, chuyển nhà, chuyển văn phòng, chuyển nhà xưởng,…. hãy liên hệ với Moving House theo số hotline 0907 010 999 để nhân viên tư vấn chi tiết nhất nhé! Kính chúc Quý khách thượng lộ bình an và gặt hái được nhiều thành công!