Cách Vận Chuyển Bể Thủy Sinh Khi Chuyển Nhà An Toàn | Moving House

Vận chuyển bể thủy sinh thường là vấn đề nan giải của mọi gia đình mỗi khi vận chuyển nhà bởi kích thước bể khá lớn, dễ vỡ và hơn hết đây cũng là vật phong thủy yêu thích của gia đình. Nếu chưa có kinh nghiệm vận chuyển bể thủy sinh rất có thể bể thủy sinh sẽ không còn nguyên vẹn từ nhà cũ sang nhà mới. Để hạn chế tối đa rủi ro trong lúc vận chuyển Moving House sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách vận chuyển bể thủy sinh khi chuyển nhà đảm bảo an toàn, nhanh chóng thông qua bài viết bên dưới nhé!

Vì sao vận chuyển bể thủy sinh lại rất quan trọng với gia chủ

Vì sao vận chuyển bể thủy sinh quan trọng với gia chủ

Bể thủy sinh mang ý nghĩa phong thủy gắn liền với gia chủ và ngôi nhà. Không chỉ hỗ trợ tăng sinh khí, xua đuổi tà khí, tránh điềm xấu mà còn mang đến vượng khí, may mắn, tài lộc cho gia chủ.

  • Bảo vệ bể thủy sinh: Bể thủy sinh được làm bằng kính rất dễ vỡ khi va chạm. Do đó, nếu vận chuyển không cẩn thận dễ dẫn đến tình trạng nứt, vỡ gây tổn thất về tài sản và nguy hiểm cho người vận chuyển.
  • Bảo vệ cấu trúc bể thủy sinh: Cấu tạo bể thủy sinh khá phức tạp vì sử dụng nhiều thiết bị kèm theo như đèn, lọc, bình oxy,… Những thiết bị này bị hỏng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của bể.
  • Bảo vệ sinh vật trong bể: Sinh vật sinh sống trong bể thường rất nhạy cảm nếu thay đổi môi trường. Vận chuyển bể thủy sinh phải đúng cách thì sinh vật sống trong bể không bị sốc hoặc bị bệnh.
  • Đảm bảo phong thủy gia đình: Không chỉ để trang trí, bể thủy sinh còn đại diện cho phong thủy gia đình nhằm mang lại may mắn trong công việc, bình an trong cuộc sống cho gia chủ.

Cần chuẩn bị gì trước khi vận chuyển bể thủy sinh

Kiểm tra tình trạng của bể thủy sinh trước khi vận chuyển là điều bắt buộc nhằm lên kế hoạch di dời phù hợp. Sau khi đã chốt phương án bạn chuẩn bị một số vật dụng và nguyên liệu đóng gói cần thiết để qu á trình vận chuyển bể diễn ra suôn sẻ.

Xem xét tình trạng bể

Kiểm tra tình trạng bể thủy sinh trước khi vận chuyển

Đánh giá tình trạng bể kỹ lưỡng trước khi vận chuyển giúp bạn nắm rõ bể đang có vấn đề rò rỉ nước hay không? thiết bị có bị hỏng hay sinh vật sinh sống trong bể có gì bất thường không? Trong trường hợp xảy ra vấn đề không may bạn có thời gian khắc phục trước khi vận chuyển.

Nên kiểm tra một số yếu tố sau:

  • Kiểm tra các mối nối, đường ống xem có bị rò rỉ nước không?
  • Kiểm tra toàn bộ thiết bị đèn, sưởi, lọc có hoạt động tốt hay không?
  • Bể có bị trầy xước , vỡ hay nứt không?
  • Kiểm tra cá bên trong bể có bơi lội bình thường không? Ăn uống được không? Có gì bất thường bên trong bể hay không?
  • Kiểm tra cây bên trong bể có bị úng, rụng lá không?
  • Xem cây có bị nấm hay không?

Lên kế hoạch vận chuyển bể thủy sinh

Lên kế hoạch vận chuyển bể thủy sinh

 

Kế hoạch đề ra phải nêu rõ thời gian, phân công nhiệm vụ và phương tiện vận chuyển. Cụ thể, dựa trên một số yếu tố sau:

  • Thời gian: Theo nghiên cứu của Đại học California, nhiệt độ lý tưởng để vận chuyển cá cảnh là từ 18 – 25°C. Do đó nên chọn thời điểm nhiệt độ ôn hòa không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Tốt nhất vận chuyển vào lúc sáng sớm để cá tránh bị sốc nhiệt.
  • Lộ trình vận chuyển: Tính toán quãng đường vận chuyển ngắn nhất và tránh các đoạn đường xóc nảy, hỏng hóc.
  • Phân bổ nhiệm vụ: Phân công nhiệm vụ cho tất cả mọi thành viên phụ trách sinh vật trong bể, thiết bị, điều khiển phương tiện, giám sát.
  • Phương tiện vận chuyển: Nên dùng xe tải chuyên dụng có hệ thống treo nén khí hoặc lò xo cuộn để giảm xóc.

Chuẩn bị vật liệu cần thiết để đóng gói

Danh sách vật tư để đóng gói bể thủy sinh bao gồm:

  • Thùng carton: Chọn thùng có khách thước lớn hơn bể khoảng 10 – 15cm. Ví dụ, nếu bể có kích thước 80x35x40cm thì thùng carton dùng để đóng gói có kích thước 95x59x55cm.
  • Mút xốp và bọt khí: Sử dụng xốp dày ít nhất 5cm lót vào đáy thùng và các cạnh tiếp xúc với bể. Sau đó dùng bọt khí chèn lót tất cả khoảng trống.
  • Băng keo và dây buộc: Băng keo dùng để dán thùng lại cho chắc chắn. Dùng dây chằng buộc cẩn thận bể vào thùng xe.
  • Túi nilon: Dùng túi nilon dày, có độ dẻo dai, trong suốt để đựng nước và cá.
  • Thùng nhựa, xô: Đựng nước bên trong bể và đậy nắp kín lại.
  • Bơm oxy di động chạy bằng pin với công suất phù hợp với kích thước và số lượng cá.
  • Nhiệt kế test nước: Dùng để đo các chỉ số ammonia, nitrite, chỉ số PH,…

Hướng dẫn cách vận chuyển bể thủy sinh khi chuyển nhà đúng cách

Để setup một bể thủy sinh đẹp không đơn giản, bạn phải mất khá nhiều thời gian và tiền bạc. Do đó, trong trường hợp xấu nhất phải dùng biện pháp “lật bể” để dễ dàng vận chuyển là điều không ai mong muốn. Để tránh tình trạng đó bạn có thể áp dụng từng bước vận chuyển dưới đây nhé!

Bước 1: Vớt cá và thiết bị lọc

Cách vận chuyển bể thủy sinh khi chuyển nhà

Hãy đảm bảo rằng bạn đã vớt tất cả cá cảnh, sinh vật ra khỏi bể trước khi vận chuyển. Để chắc chắn nên kiểm tra một lượt mọi ngóc ngách xem có bỏ sót chú cá nào không nhé.

Tháo mọi thiết bị đèn, bộ lọc, chiller, sởi,… để ráo nước rồi đóng thùng để sẵn sàng vận chuyển.

Bước 2: Rút bớt nước bảo vệ cây thủy sinh

Để đảm bảo an toàn trước khi vận chuyển bạn nên rút bớt nước trong bể. Tùy vào kích thước của bể mà lượng nước cần rút nhiều hay ít. Thông thường nếu bể nhỏ bạn chỉ cần rút 50% lượng nước trong bể, những bể to có thể rút nhiều hơn khoảng 70 – 90% nước trong bể.

Sau khi rút nước cây thủy sinh trong bể bị khô do thiếu nước, lúc này bạn cần sử dụng vật liệu giữ ẩm như bông bọc quanh rễ, giấy báo,… Việc sử này giúp cây của bạn không bị không bị khô héo trong quá trình vận chuyển.

Bước 3: Cố định lũa và đá

Sau khi đã xử lý xong sinh vật và cây thủy sinh bạn cần xử lý lũ và đá. Tốt nhất nên dùng thùng xốp cố định lại hoặc dùng hạt xốp thả đầy bể rồi dùng băng dính dán kín mặt bể là bạn có thể vận chuyển thoải mái mà không cần lo sợ bất cứ điều gì.

Lưu ý nếu gửi xe bạn hãy ghi chú “hàng dễ vỡ xin nhẹ tay” bên ngoài để đơn vị cẩn trọng hơn. Ngoài ra, bạn có thể chèn xốp, mền gối giữa bề mặt tiếp xúc của bể và thùng xe để quá trình vận chuyển thuận lợi nhất có thể.

Sau khi lắp đặt xong bạn gỡ bỏ xốp, đổ nước từ từ vào bể để xốp nổi lên và vớt chúng ra ngoài. Khi đổ nước vào bể khoảng 50% bạn tiến hành tháo bông và giấy bọc cây ra sau đó cho xốp vào.

Sau khi đã cho nước vào xong xuôi bạn chỉ cần cắm lại thiết bị đèn, chiller, sởi, máy lọc nước và cho bể hoạt động 1 đến 2 tiếng ổn định rồi mới cho cá vào bể.

Đơn vị vận chuyển bể thủy sinh an toàn, nhanh chóng tại TP.HCM

Đơn vị vận chuyển bể thủy sinh Moving House

Moving House là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển nhà trọn gói tphcm uy tín, chuyển văn phòng và vận chuyển hàng hóa hàng đầu tại TP.HCM. Với hơn 15 năm kinh nghiệm chúng tôi đã phục vụ hàng ngàn khách hàng và nhận được sự tin tưởng trên khắp khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, chúng tôi có xe tải chuyên dụng vận chuyển hàng dễ vỡ từ 500kg đến 30 tấn.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị vận chuyển bể thủy sinh tại TP.HCM uy tín? Hãy liên hệ ngay với Moving House đặt lịch vận chuyển ngay hôm nay qua số Hotline 0907010999 để nhận được nhiều ưu đãi nhé!

>>> Một số dịch vụ khác cung cấp tại Moving House:

Như vậy, Moving House đã tổng hợp cách vận chuyển bể thủy sinh khi chuyển nhà. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể chọn được đơn vị vận chuyển bể thủy sinh uy tín cho gia đình mình nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

5/5 - (1 bình chọn)
Lên đầu trang