Trong văn hóa người Việt, không gian thờ cúng trong ngôi nhà là nơi linh thiêng nhất, cần luôn gìn giữ sự thanh tịnh, sạch sẽ và hạn chế di chuyển quá nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, việc di dời bàn thờ sang vị trí khác là điều cần thiết. Vậy, thủ tục chuyển bàn thờ trong nhà được tiến hành như thế nào mới hợp phong thủy, đảm bảo sự tôn kính và may mắn cho gia chủ? Cùng Moving House đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của thủ tục chuyển bàn thờ trong nhà
“Uống nước nhớ nguồn” là đức tính đáng quý của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Chính vì vậy, dân gian Việt Nam luôn coi trọng việc thờ cúng người đã khuất và tôn vinh tổ tiên, thần linh. Bàn thờ nơi gắn bó với nghi lễ và lòng thành tâm, thường được đặt ở những vị trí đẹp, phong thủy tốt và thanh tịnh. Quan niệm dân gian cho rằng, khi bàn thờ được đặt đúng vị trí và thờ cúng thành tâm thì gia đình sẽ được phù hộ, công việc suôn sẻ, đồng thời tránh xa khỏi những rủi ro không đáng có.
Chuyển bàn thờ sang vị trí khác rất hạn chế vì việc này có thể làm kinh động đến bề trên hoặc phạm phải đại kỵ. Nhưng trong một số tình huống bắt buộc gia chủ phải chuyển bàn thờ sang vị trí khác như sửa chữa nhà cửa, chuyển bàn thờ Phật, di chuyển bàn thờ từ tầng cao xuống tầng thấp đúng phong thủy hơn, hoặc đơn giản là điều chỉnh không gian sống. Trong những trường hợp này, việc chuyển bàn thờ phải thật sự cần thận và tuân thủ theo thủ tục chuyển bàn thờ.
Bàn thờ không chỉ đơn thuần là nơi thờ phượng mà còn được xem như một “ngôi nhà” của thần linh và tổ tiên. Do đó, trước khi di chuyển bàn thờ đến nơi khác bạn phải thông báo và xin phép một cách thành tâm, nghiêm túc và trịnh trọng để được thần linh chấp thuận, không bị quở phạt và tiếp tục nhận được sự phù hộ của thần linh.
Hơn nữa, cũng cần nhớ rằng, chỉ nên chuyển bàn thờ sang nơi khác khi thật sự cần thiết và hạn chế di chuyển quá nhiều lần trong một thời gian ngắn. Điều này giúp duy trì tính linh thiêng và tôn nghiêm của không gian thờ cúng, tránh ảnh hưởng tiêu cực vấn đề tâm linh của gia đình.
>>> Phong Thủy Giường Ngủ Vợ Chồng Đúng Phong Thủy Mang Lại Tài Lộc Cho Gia Chủ
Thủ tục chuyển vị trí bàn thờ trong nhà
Xem ngày chuyển bàn thờ theo tuổi
Khi quyết định chuyển bàn thờ sang vị trí mới, xem ngày tốt đặt bàn thờ là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Bàn thờ mang tính tâm linh, nên việc di chuyển sang vị trí mới không thể tùy tiện mà phải được xem ngày cẩn thận.
Mục đích của việc xem ngày tốt chuyển bàn thờ theo tuổi là để lựa chọn thời điểm hợp phong thủy tốt hợp tuổi gia chủ. Điều này không chỉ đảm bảo sự tôn nghiêm và linh thiêng trong việc thờ cúng mà còn mang lại lợi ích về mặt tâm linh và vận may cho gia đình.
Xem ngày tốt chuyển bàn thờ trong nhà hay xem ngày tốt thay bàn thờ có nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia phong thủy, sách tử vi hoặc dễ dàng tra cứu thông tin về ngày tốt trên internet. Bất cứ cách xem ngày tốt chuyển bàn thờ nào cũng phải tuân thủ theo một vài lưu ý sau:
- Xem ngày chuyển bàn thờ theo tuổi: Ưu tiên chọn ngày hợp tuổi gia chủ (chẳng hạn gia chủ tuổi Mão hãy chọn ngày và giờ Hợi hoặc ngày/giờ Mùi để tiến hành thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà).
- Nếu không có thể di chuyển bàn thờ vào ngày hợp tuổi, ngày Hoàng đạo cũng là một lựa chọn tốt. Ngày Hoàng đạo được coi là những ngày may mắn nhất trong tháng, thu hút vượng khí và mang lại sự suôn sẻ trong mọi việc.
- Tuyệt đối không nên thay đổi, di chuyển vị trí bàn thờ khi gia chủ đang mắc Tam Tai. Tránh chọn ngày chuyển bàn thờ vào năm hạn của gia chủ để tránh xung khắc với sao xấu, tăng cường bảo vệ cho sức khỏe và tài vận của gia đình.
- Khi đã chọn được ngày tốt, hãy cân nhắc chọn giờ đẹp để thực hiện việc chuyển bàn thờ và đặt bát hương vào bàn thờ mới.
Chuẩn bị mâm cúng chuyển bàn thờ gồm những gì?
Khi quyết định ngày chuyển bàn thờ đến vị trí mới trong nhà, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng chuyển bàn thờ một cách cẩn thận và chu đáo. Mâm cúng này không chỉ là biểu hiện của lòng thành từ gia chủ mà còn là sự kính trọng và tôn trọng đối với bề trên. Dù không cần phải quá lộng lẫy hay đắt đỏ, nhưng mâm cúng cần phải đầy đủ và thể hiện sự chân thành.
Thường thì, một mâm cúng chuyển bàn thờ sẽ bao gồm các lễ vật cơ bản sau:
- 1 đĩa xôi nhỏ
- 1 con gà luộc
- 1 đĩa trái cây, thường là mâm ngũ quả
- 1 lọ hoa (hoa cúc để biểu thị sự tươi mới và tinh tế)
- Nước sạch và rượu
- Vàng mã
- Trầu cau
Tùy vào điều kiện tài chính và tín ngưỡng của từng gia đình mà mâm cúng khi làm thủ tục chuyển bàn thờ trong nhà có thể thêm bớt hoặc thay thế sao cho đầy đủ và tươm tất nhất. Nhất định phải đảm bảo sự trang nghiêm và trịnh trọng trong lễ thay bàn thờ.
Sau khi đã chuẩn bị tươm tất lễ vật, gia chủ tiến hành một số thủ tục như sau:
Bày biện lễ vật lên bàn thờ ngay ngắn, nghiêm trang. Lư hương đặt chính giữa, mâm ngũ quả và bình hoa đặt 2 bên, 1 cốc nước lã, 3 chén rượu, lễ vật đặt vào phía trong bàn thờ rồi tiến hành thắp 3 nén nhang. gia chủ cho một ít rượu trắng lên tay và rắc từ từ lên bàn thờ.
>>> Xem thêm:
- Cách Di Chuyển Bàn Thờ Phật Trong Nhà Đúng Lễ Nghi
- Lễ Chuyển Bàn Thờ Cũ Sang Nhà Mới
Văn khấn di chuyển bàn thờ trong nhà
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm cúng và tiến hành các thủ tục trước khi đọc văn khấn bạn cần soạn sẵn văn khấn chuyển bàn thờ trong nhà. Khi khấn chuyển bàn thờ phải đọc văn khấn to, rõ ràng, rành mạch, tập trung thể hiện lòng thành tâm. Nếu văn khấn quá rườm rà, khó nhớ hết nội dung bạn có thể in ra giấy để cầm đọc. Dưới đây là mẫu văn khấn chuyển bàn thờ trong nhà áp dụng cho bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thổ công, văn khấn chuyển bàn thờ thần tài.
“Nam mô A Di Đà Phật” (3 lần)
Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày …. tháng … năm ………… 20… (nhằm ngày … tháng… năm …âm lịch). Con tên là …., năm nay …. tuổi. Địa chỉ cư trú tại…..
Kính thưa chư vị Tôn thần, vì lý do sửa chữa nơi ở (hoặc lý do khác tùy trường hợp mà thay vào) mà chúng con xin được phép chuyển bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (hoặc Gia tiên, Bàn thờ Phật, Thổ Công, Ông Táo,…) tới vị trí mới.
Hôm nay nhân cát nhật lương thần, chúng con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài”, xin được chuyển bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (hoặc Gia tiên, Bàn thờ Phật, Thổ Công, Ông Táo,…) từ vị trí…. sang vị trí ….. Con kính mong chư vị Tôn thần chấp lễ cầu, để con được phép chuyển bàn thờ sang vị trí mới.
Tín chủ con (Tên) xin dập đầu kính bái.”
Hóa Vàng và Chuyển Bàn Thờ
Sau khi đọc Văn khấn di chuyển bàn thờ trong nhà xong, gia chủ vái lạy và đợi hương cháy hết ⅔ rồi mới tiến hành hóa vàng theo đúng thủ tục.
Sau khi hóa vàng bạn chuyển tất cả các đồ thờ cúng sang vị trí mới đã được chuẩn bị sẵn sàng từ trước. Lưu ý nên bày trí bàn thờ theo đúng phong thủy. Nếu không nhớ được cách bày biện bạn hãy chụp ảnh bàn thờ trước khi di chuyển và bày trí lại như cũ.
Văn khấn tạ lễ sau khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
Sau sắp xếp bàn thờ ở vị trí mới đúng phong thủy nhà ở, gia chủ phải tạ lễ bày tỏ lòng kính trọng tạ ơn tổ tiên, thần linh. Nghi thức cúng tạ lễ tương tự văn khấn chuyển bàn thờ. Thắp một tuần hương mới đợi đến khi hương cháy được ¼ thì khấn bài khấn sau:
“Nam mô A Di Đà Phật” (3 lần)
Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày …. tháng … năm ………… 20… (nhằm ngày … tháng… năm …âm lịch). Con tên là …., năm nay …. tuổi. Địa chỉ cư trú tại…..
Hôm nay con xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, kính mong chư vị thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Chấp thuận cho việc chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia.
Chúng con kính mong chư vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Chúng con từ nay tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn.
Kính mong chư vị Tôn thần phù hộ độ trì cho gia chủ chúng con được bình an, khỏe mạnh, nhân khang vật thịnh, vạn ước khả thành, công việc hanh thông tấn tới, tài lộc dồi dào.
Tín chủ con (tên người cúng) cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!
Hóa Vàng và Dọn Mâm Cúng
Cuối cùng, đợi nhang cháy hết thì hóa vàng phần còn lại. Thủ tục di chuyển bàn thờ trong nhà đến lúc này đã hoàn tất. Dọn mâm cúng chuyển bàn thờ xuống và cùng gia đình dùng bữa.
Kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ trong nhà
Di chuyển bàn thờ trong nhà có cần kiêng kỵ gì không? Chắc chắn là có rồi. Chuyển bàn thờ không phải đơn thuần là di chuyển vị trí của một vật mà hành động này là các quan niệm, quy tắc tâm linh mà nhiều gia đình phải tuân thủ. Khi thay đổi vị trí bàn thờ bạn phải kiêng kỵ một số điều sau để mọi việc được diễn ra suôn sẻ.
Không cúng trước khi chuyển bàn thờ
Nhiều người vẫn nghĩ chuyển bàn thờ là chuyện đơn giản không cần phải coi ngày hoặc chuẩn bị các lễ vật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này chính là sai lầm, của rất nhiều gia đình. Bàn thờ là nơi linh thiêng, liên kết chặt chẽ với các vị thần linh và tổ tiên. Việc di chuyển mà không xin phép có thể gây xáo trộn và kinh động tâm linh. Do đó, trước khi thực hiện gia chủ nhất định phải xem xét kỹ lưỡng về ngày và giờ thích hợp.
Chuyển bàn thờ trong nhà vào ngày đại kỵ, ngày xấu
Không xem ngày chuyển bàn thờ trong nhà khiến nhiều gia đình vô tình phạm phải đại kỵ trong ngày giờ xấu. Điều này có thể gây ra những sự cố không mong muốn, ảnh hưởng đến vận mệnh, kinh tế, sức khỏe của cả gia đình. Để tránh phạm phải ngày xấu, bạn hãy cân nhắc chọn ngày chuyển bàn thờ cẩn thận, tốt nhất nên chọn ngày giờ hoàng đạo.
Hướng bàn thờ quay về hướng xấu
Tránh di chuyển bàn thờ đến những vị trí tối tăm, ẩm ướt hoặc không đảm bảo vệ sinh. Việc này không những gây ảnh hưởng tiêu cực đến không gian mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng với ông bà tổ tiên đã khuất.
Đặc biệt, hướng bàn thờ cần phải phù hợp hướng mệnh gia chủ. Việc không xem xét kỹ lưỡng có thể dẫn đến việc đặt bàn thờ vào hướng xấu, tệ hơn là xung khắc mệnh chủ nhà. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn. Để biết được hướng nào tốt hướng nào xấu, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia phong thủy, sử dụng lịch vạn niên hoặc tìm hiểu thông tin từ các nguồn đáng tin cậy trên internet.
Làm đổ vỡ đồ thờ cúng
Trong quá trình di chuyển bàn thờ, tồn tại nguy cơ làm hỏng các vật dụng thờ cúng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để tránh điều này, việc chuẩn bị cẩn thận và thực hiện việc di chuyển bàn thờ một cách tỉ mỉ là điều cần thiết. Tự mình vận chuyển và sắp xếp bàn thờ sẽ mang lại sự an tâm cao hơn về sự an toàn cho các vật dụng thờ cúng.
Trong quá trình di chuyển bàn thờ, do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan bạn vô tình làm hỏng hoặc gây đổ vỡ đồ cúng trên bàn thờ. Đây là một trong những điều đại kỵ tuyệt đối không được xảy ra khi chuyển bàn thờ. Để hạn chế lỗi này bạn cần lên kế hoạch vận chuyển kỹ lưỡng, cẩn thận. Việc tự tay vận chuyển và sắp xếp bàn thờ sẽ giúp bạn an tâm hơn về sự an toàn cho các vật dụng thờ cúng.
Nhờ người khác làm thay chủ nhà
Chuyển bàn thờ là việc quan trọng liên quan đến tâm linh và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình do đó tốt nhất nên tự thực hiện. Tránh nhờ người khác thực hiện thay chủ nhà vì không ai có thể làm thay bạn một cách thành tâm và chu đáo như chính bạn. Dù có bận rộn thế nào, bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để tự mình di chuyển bàn thờ, tránh xa những rủi ro không đáng có.
>>> Tham khảo thêm một số dịch vụ của chúng tôi:
Thủ tục chuyển bàn thờ trong nhà là nghi lễ quan trọng, đòi hỏi sự trang trọng, chỉnh chu và kính trọng. Hy vọng thông qua bài viết này, Moving House đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về các bước thực hiện chuyển bàn thờ và áp dụng nó trong trường hợp cần thiết. Bạn cũng có thể áp dụng thủ tục này khi chuyển bàn thờ sang nhà mới. Nếu Qúy Khách có nhu cầu chuyển nhà trọn gói, chuyển văn phòng, chuyển nhà xưởng,… hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua số hotline 0907010999 để nhận được nhiều ưu đãi nhé!