Trồng cây si trước nhà có tốt không? Nằm trong bộ cây Tứ Linh là “Đa – Sung – Sanh – Si”, cây Si cảnh được nhiều người tìm mua và trồng trước nhà với nhiều mục đích khác nhau. Có gia chủ muốn phong thủy ngôi nhà tốt hơn, có người thì si mê vẻ đẹp của nó. Cũng có ý kiến trái chiều là cây si không mang lại may mắn. Để giải quyết những khuất mắt của mọi người, theo chân bài viết hôm nay, Moving House sẽ làm rõ vấn đề trồng cây si trước nhà có sao không?
Đặc điểm nhận biết cây si
Cây si là cây gì? Cây Si có tên tiếng khoa học là Acacia thuộc họ cây Dâu Tằm, thân gỗ, bắt nguồn từ các nước ở Đông Nam Á. Ngoài tên cây Si thì nó còn được biết đến với tên gọi cây Gừa hay cây Cừa. Ban đầu chỉ là những cây nhỏ mọc dại ven sông hay kênh rạch nhưng hiện nay lại trở thành cây bonsai đẹp mắt trồng phổ biến để làm đẹp cảnh quan.
Cây si có chiều cao từ 20 đến 25m khi trưởng thành. Cây có nhiều cành và nhánh nhỏ mọc tỏa tám hướng, trên thân cành có rễ phụ mọc dài.
Sau một thời gian rễ cây si phụ phát triển dài ra và đâm xuống đất để hút thêm nước và các loại chất khoáng để nuôi dưỡng cây. Nếu trồng lâu năm thì các rễ phụ này sẽ ngày càng phát triển, to sần sùi như thân cây chính.
Lá cây si xanh biếc hình bầu dục, hơi dày giống mặt thìa cà phê. Đến mùa hè quả si mọc ra đầu các cành cây, vẻ ngoài quả giống quả sung nhưng có màu hồng đậm khi mới chín và chuyển dần sang tím đen.
Cây si sinh trưởng tốt ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng khả năng chịu đựng không tốt lắm, chỉ ưa thích khí hậu nóng ẩm.
Cây si có tác dụng gì?
Tạo bóng mát, thanh lọc không khí
cảnh được trồng để lấy bóng mát giảm nhiệt độ bầu không khí mang lại một không gian mát Một cây si sinh trưởng tốt có thể tạo bóng râm từ 5m đến 10m. Bởi có tán cây rộng nên Si tạo không khí mát mẻ, êm dịu cho ngôi nhà.
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cây si quang hợp hút khí CO2 và thải ra khí O2 giúp không khí thoáng đãng, dễ chịu hơn. Không những thế chất diệp lục có trong lá cây si còn có công dụng hút các tia điện tử phát ra từ thiết bị điện tử giúp bảo vệ tốt mắt và não bộ.
Cây si thích hợp trồng trên mọi loại đất, không cần chăm sóc quá kỹ. Do đó tại công viên, chùa chiền, đường phố,… thường trồng loại cây này để tạo cảnh quan tươi mát, chống sa mạc hóa. Ngoài ra, rễ cây si to và nhiều có khả năng ngăn chặn gây sạt lở đất khi thiên tai xảy ra.
Làm cây si bonsai
Cây Si có độ mềm dẻo cao, dễ uốn nắn, dễ tạo dáng bonsai ngay từ nhỏ để mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Có loại Si cảnh đẹp có thể lên đến hơn trăm triệu đồng.
Sử dụng làm thuốc trị bệnh
Thân, lá và rễ cây Si có khả năng chữa một số loại bệnh như ho, sốt, đi ngoài, viêm ruột cấp, kháng viêm… và một số loại bệnh Đông y khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách trang trí phòng học chuẩn phong thủy tăng hứng thú học tập
Trồng cây si có nghĩa là gì
Theo quan niệm phong thủy, trồng cây si trước nhà được hiểu theo hai khía cạnh khác nhau:
Theo nhóm Tứ Linh: Đa – Sung – Sanh – Si
Theo quan niệm phong thủy những loại cây thuộc nhóm Tứ Linh mang đến cát tường cho gia chủ. Vì vậy loại cây này thường mang tới khí tốt cho ngôi nhà, văn phòng chung khuôn viên. Cây càng cao lớn đồng nghĩa với việc trồng cây si mang lại lộc phúc và thịnh vượng càng nhiều.
Khi đặt cây si đúng chỗ không những giúp ngôi nhà tăng sinh khí, trấn yểm hướng nhà hay mảnh đất xấu mang nhiều sát khí.
Theo nhóm Ngũ Quỷ: Liễu – Hòe – Đa -Si – Gạo
Đây là những cây mang tính âm được coi là nơi trú ngụ của ma quỷ. Do đặc tính tán cây rậm rạp tạo không gian âm u không tốt cho vận khí, nhiều rễ cây đâm sau xuống đất tạo ra những hình thù kì quái vào lúc chiều muộn.
Có nên trồng cây si trước nhà? Trồng cây si trước nhà có tốt không?
Có nên trồng cây si trước nhà?
Trồng cây si trước nhà có ảnh hưởng gì không? Cây si trồng trong nhà có sao không? là nỗi băn khoăn Moving House ghi nhận nhiều nhất từ khách hàng trong thời gian qua. Trước khi đưa ra quyết định trồng bất kì cây gì trước nhà Bạn cần xem xét nhiều khía cạnh khác nhau và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất. Để trả lời cho câu hỏi trồng cây si trước nhà có được không Moving House dựa trên 2 yếu tố sau:
- Xét khía cạnh thẩm mỹ:
Cây si cảnh rất đẹp, dễ dàng tạo hình, lá cây lại xanh tốt quanh năm, trên thân và cành có những rễ phụ rủ xuống đung đưa trước gió tạo nên một vẻ đẹp tinh tế đặc biệt thường dùng làm tiểu cảnh, đặt trong hòn non bộ,… làm đẹp cho không gian. Việc trồng cây si trước nhà hay sau nhà đều mang tính thẩm mỹ cao nếu bạn biết cách chọn vị trí và cách chăm sóc phù hợp.
- Xét khía cạnh phong thủy
Cây si được xếp vào nhóm Tứ Linh mang đến cát tường và thịnh vượng cho người trồng, đồng thời loại cây này cũng xếp vào nhóm Ngũ Quỷ không tốt cho vận khí. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể trồng trước nhà nhưng phải chọn hướng trồng phù hợp hướng ngôi nhà, cung mệnh gia chủ và tuân thủ các quy tắc trồng cây si trước nhà nhằm thu hút tài lộc, trấn yểm khí xấu, hướng xấu căn nhà.
Trồng cây si trước nhà có tốt không?
Trồng cây si trước nhà hoàn toàn tốt nếu Bạn chọn ví trí trồng đúng hướng, hợp mệnh, tuổi gia chủ trong ngôi nhà và tuân thủ một số quy tắc như sau:
- Tránh trồng một cây si đơn độc đại thụ trước cửa nhà. Bởi tán cây rộng hướng ra xung quanh, lá cây lại dày và rậm rạp che đi ánh sáng chiếu vào nhà. Vô tình cây sẽ chắn luồng dương khí theo ánh sáng đi vào trong nhà người trồng. Luồng âm khí nặng và xấu cũng khó thoát ra và tích tụ lâu ngày trong nhà gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó bạn nên chọn cây si bonsai nhỏ gọn hoặc trồng cây si kết hợp với một số cây đẹp trước nhà khác.
- Không đặt cây si ở vị trí chính giữa ngôi nhà, phía Tây và Tây Nam: Đây là hướng phạm phải đại kỵ về phong thủy trồng cây si trước nhà, có thể câu dẫn quỷ vào nhà.
>>> Xem thêm:
- Cây đu đủ mọc trước nhà có tốt không
- Những loại cây cấm kỵ trồng trong nhà
Cây si hợp tuổi nào
Theo phân tích đặc điểm của cây Si, các nhà phong thủy nhận định: thân nâu, lá màu xanh lục nên Cây Si hợp với người thuộc mệnh Mộc, mệnh Hỏa. Vì thế, gia chủ mệnh này chắc hẳn sẽ bớt lo lắng có nên trồng cây si trước nhà hay không.
Những người mệnh mộc có năm sinh và tuổi như sau thì nên trồng cây Si là:
- Tuổi Canh Dần: 1950
- Tuổi Tân Mão: 1951
- Tuổi Mậu Tuất: 1958
- Tuổi Kỷ Hợi: 1959
- Tuổi Nhâm Tý: 1972
- Tuổi Quý Sửu: 1973
- Tuổi Canh Thân: 1980
- Tuổi Tân Dậu: 1981
- Tuổi Mậu Thìn: 1988
- Tuổi Kỷ Tỵ: 1989
- Tuổi Nhâm Ngọ: 2002
- Tuổi Quý Mùi: 2003
Những người mệnh Hỏa nên trồng cây Si là:
Lưu ý khi trồng cây Si trước nhà
Nên lựa chọn những cây si có dáng nhỏ với chiều cao xấp xỉ 1m. Nếu như bạn chuyển nhà đến và có sẵn cây si rồi thì hãy xem xét thật kỹ nhiều yếu tố trước khi quyết định có nên chặt cây si trước nhà không.
Số lượng cây Si
Số lượng cây Si trồng trong nhà nên theo các số lẻ 3, 5 ,7 cây hoặc theo cặp cân đối. Có thể kết hợp với các loại cây cảnh khác để tăng dương và sinh khí cho ngôi nhà.
Nên trồng cây si ở đâu
Khi trồng cây si không để ở vị trí chính giữa hoặc hướng Tây, Tây Nam. Vì cây thuộc hành Mộc, nếu đặt ở những vị trí này sẽ không tốt.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ chuyển nhà trọn gói TPHCM
- Dịch vụ chuyển văn phòng uy tín
- Chuyển nhà xưởng chuyên nghiệp
- Chuyển phòng trọ giá rẻ Gài Gòn
Cách trồng và chăm sóc cây si cảnh
Kỹ thuật nhân giống cây Si
Có 2 phương pháp chính để nhân giống cây si là chiết và giâm cành. Trong đó giâm cành được ưa chuộng hơn hẳn vì cách làm đơn giản mà hiệu quả mang lại cao.
Đầu tiên tìm một cành si dài hơn 60cm khỏe mạnh để lấy đoạn dâm. Cắt chéo một đoạn dài khoảng 20 đến 30cm ở gần phía ngọn. Sau đó thêm phân chuồng hữu cơ vào bầu đất để giâm cành. Giâm sâu khoảng 4 đến 5cm là được và tưới nước thường xuyên để cành si mọc rễ và sinh trưởng như một cái cây bình thường.
Kỹ thuật trồng cây Si
Tùy theo kích thước của bầu cây mà bạn lựa chọn chậu hoặc hố đất cho hợp lý. Đất cần phải có nhiều chất dinh dưỡng và được vun xới tơi xốp. Chậu cây thích hợp để cây dễ dàng thoát nước khi cần. Nếu đất khô cằn nghèo nàn thì trước khi trồng bạn cần bón thêm các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoại mục và thường xuyên vun xới đất.
Khi trồng bầu cây thì không nên cắm rễ quá sâu, trên 10cm là được và chú ý tưới nhẹ tay tránh cây bị trơ rễ nhé.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây Si đẹp
Khi cây đã ổn định và phát triển tốt thì bạn có thể tạo dáng bonsai cho cây. Một ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, nếu trời không năng nóng thì tưới 1 lần cũng được. Bón phân thường xuyên tháng 2 lần để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Tùy vào cây to hay nhỏ và đong lượng phân bón cho phù hợp.
Cây si có rất nhiều rễ phụ mọc ra nên bạn nên thường xuyên cắt tỉa để cây nhìn đẹp mắt hơn.
Cây si rất ít khi bị bệnh, căn bệnh phổ biến nhất là bệnh xoăn lá. Nếu phát hiện thì hãy nhanh chóng loại bỏ cành bệnh, tránh lây lan sang các cành khỏe là được, không cần phải sử dụng thuốc.
>>> Tham khảo thêm:
- Cho thuê kho bãi
- Hoàn trả mặt bằng văn phòng
- Cho thuê xe taxi tải giá rẻ
Giá cây si cảnh phong thủy trồng trong nhà
Bạn hoàn toàn dễ dàng tìm mua cây si cảnh, cây si đá, cây si nhật,… tại vườn trồng cây cảnh hoặc tại các trang thương mại điện tử hay mạng xã hội. Giá cây si dao động từ 100.000 đồng đến 6.000.000 đồng phụ thuộc và tuổi đời, kích thước và hình dáng cây.
Trên đây là một số chia sẻ về các đặc tính của cây Si ở Việt Nam, cùng với đó là trả lời cho câu hỏi trọng tâm trồng cây Si trước nhà có tốt không. Nếu có dự định trồng cây Si cảnh Nhật Bản, bạn có thể tham khảo thêm các nhà làm vườn uy tín để chọn cho mình chậu cây Si cảnh đẹp nhất.