Cây Lộc Vừng Hợp Tuổi Nào? Có Nên Trồng Cây Lộc Vừng Trước Nhà?

Cây Lộc vừng là loại cây trồng làm cảnh được nhiều gia đình ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy tốt, đồng thời có rất nhiều kiểu dáng khác nhau từ cây kiểng nhỏ đến cây lớn đại thụ tùy thuộc vào diện tích vị trí đặt cây. Dưới góc nhìn thẩm mỹ và phong thủy, các chuyên gia đều khuyên bạn nên trồng cây Lộc Vừng, nhất là đối với gia chủ mệnh Mộc, Thủy, Hỏa. Còn nếu bạn vẫn cần thêm cơ sở thì bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà không?
Xem nhanh:

Cây Lộc Vừng ra hoa màu đỏ rất đẹp
Cây Lộc Vừng ra hoa màu đỏ rất đẹp

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY LỘC VỪNG PHONG THỦY

Cây Lộc Vừng là cây gì?

Cây lộc vừng là loại cây trồng bóng mát có tên khoa học là Barringtonia acutangula, Gaertn thuộc họ Lecythidaceae. Chính bởi là loại cây gỗ có thân và gốc đẹp, tán cây rộng, hoa có hương thơm, thuộc vào nhóm bốn loại cây quý “sanh, sung, tùng, lộc” mà được người chơi cây cảnh ca tụng.

Hoa của cây Lộc Vừng mọc thành chùm bông, mảnh, màu đỏ và có mùi hương dễ chịu. Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 7. Quả có vào tháng 9, màu xanh, hình bầu dục. mọc đơn độc so le nhau, dài khoảng 3cm, dày 2cm, có đường gân 4 cạnh.

Các loại cây Lộc Vừng hiện nay ở Việt Nam

Người ta dựa vào tiết diện ngang của quả lộc vừng cùng màu sắc và cách mọc của hoa để phân chia cây Lộc Vừng thành ba loại sau:

1. Loại phổ biến nhất là Cây Chiếc hay Rau Vừng, thuộc Nam Bộ

Loại cây Lộc Vừng này có tên khoa học là Barringtonia Asiatica. Có nguồn gốc từ môi trường sống ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài này được trồng dọc theo đường phố cho mục đích trang trí và bóng mát. Nó còn được gọi là Boxtree do tiết diện ngang của quả có hình hộp riêng biệt.

Ở Việt Nam loài này mọc hoang ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

>>> Xem thêm:

2. Loài Cây Lộc Vừng Hoa đỏ (Barringtonia Acutangula)

Cây Lộc Vừng Hoa Đỏ được người Pháp du nhập và cho trồng ở quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây là loài cây có công dụng dược liệu quan trọng. Tiết diện ngang của quả có hình tròn. Khi ra hoa có màu đỏ.

3. Loại Cây Lộc Vừng Hoa chùm

Loài này còn có tên là Chiếc Chùm. Tiết diện ngang của quả có hình tròn. Khi ra hoa có màu trắng hoặc hồng, hoa có dạng chùm.

Cây Lộc Vừng Hoa Trắng
Cây Lộc Vừng Hoa Trắng

Một số công dụng của cây Lộc Vừng

Dân gian hay dùng quả Lộc vừng giã nát để làm bả đánh cá để lộ hương vị đắng, thơm mát dùng bào chế các loại thảo dược để chữa sởi trị bệnh.

Qủa Lộc vừng trị hen suyễn và ho, quả xanh để ép nước bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng. Hạt Lộc vừng được giã nhuyễn trộn với dầu và bột để trị tiêu chảy, các bệnh mắt hay đau bụng. Vỏ Lộc vừng có chứa nhiều tannin như các loại trà để trị đau bụng, tiêu chảy từng cơn.

Đọt nọn của Lộc Vừng ở một số nước Đông Nam Á dùng để nấu canh chua ăn kèm với một số món cuốn. Tây y cũng dùng một số hoạt chất từ quả và rễ cây Lộc Vừng để sản xuất thuốc kháng sinh chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng…

>>> Có thể bạn quan tâm:

TRỒNG CÂY LỘC VỪNG TRƯỚC NHÀ CÓ TỐT KHÔNG?

Ý nghĩa phong thủy của cây Lộc Vừng

Trong quan niệm phong thủy từ xưa, cây Lộc Vừng được trồng ở những nơi trang nghiêm như: đình làng, chùa, khu vực nhà vua, nhà quan, nhà thờ tổ,… với ý nghĩa mong muốn mang lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc, xua đuổi điềm dữ, nhà cho thổ địa cai quản vùng đất xung quanh. Chính vì vậy, cây Lộc Vừng cũng được xem là một loại cây trồng phong thủy thích hợp cho nhiều gia chủ.

Tên gọi của chữ “LỘC VỪNG” là sự kết hợp giữa “Lộc = tài lộc” và “Vừng = nhỏ, dày”. Mang lại sự may mắn tuy nhỏ nhưng đều đặn và dày đặc.

Gốc cây Lộc Vừng khá to, vững chãi tạo thế quân tử, tượng trưng ý chí kiên vững không lung lay trước khó khăn, che chở cho người yếu thế.

Hoa màu đỏ rực, dài và rũ xuống như chùm pháo hoa đẹp, đại diện cho may mắn, hỷ sự, sung túc, hưng vượng, vui vẻ và hạnh phúc.

Giống như giống Mai vàng, mỗi năm lộc vừng chỉ nở hoa 1 lần duy nhất. Có nhiều người tận dụng thời gian lộc vừng nở hoa để bắt đầu một vụ kinh doanh, Lộc Vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ.

Cây Lộc Vừng hợp tuổi nào, mệnh nào?

Nhìn chung, cây Lộc Vừng khá hợp với những chủ nhà có tuổi khác nhau như Nhâm ngọ, Quý Mùi, Mậu Tý,… Ngoài ra, những người có mệnh Mộc, mệnh Hỏa, mệnh Thủy cũng rất phù hợp với lại cây này.

Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà không?

Nhìn dưới góc độ phong thủy, ta thấy cây Lộc Vừng hoàn toàn có thể được trồng trước nhà phố, biệt thự hay bất kỳ đâu.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Diệp, cây Lộc Vừng nên trồng trước nhà để tăng nguồn năng lượng tích cực, giảm thiểu năng lượng tiêu cực có thể ảnh hưởng tới ngôi nhà. Cửa chính là mặt tiền là nơi đón các loại khí quy tụ về có và vượng khí nên màu đỏ của cây lộc vừng có khí dương sẽ mang lại may mắn, hỷ sự và phước lành cho gia chủ.

Dưới góc độ thẩm mỹ, có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà không?

Theo cảm nhận khách quan, cây Lộc Vừng hoàn toàn được trồng trước nhà. Nó hội tụ đủ các yếu tố tốt đẹp để được xem như một loại cây cảnh đẹp và hữu ích. Lộc Vừng ngày nay được những người chơi cây cảnh săn tìm rất nhiều. Bên cạnh vẻ đẹp của những bông hoa đỏ tươi, Lộc Vừng cũng rất dễ tạo dáng, tạo thế làm hài lòng nghệ nhân cây cảnh.

Kết luận: Dù ở góc nhìn thẩm mỹ hay phong thủy, chúng ta hoàn toàn có thể trồng cây Lộc Vừng trước nhà, mang lại rất nhiều lợi ích cho gia chủ.

Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà không
Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà không

KHI TRỒNG CÂY LỘC VỪNG TRƯỚC CỬA NHÀ CẦN LƯU Ý GÌ?

1. Vị trí, hướng trồng cây Lộc Vừng

Với những người trồng lộc vừng nhằm giúp mang lại điềm tốt phong thủy cho gia chủ thì trước khi trồng các bạn nên nhờ thầy xem hướng trồng cây. Mặt khác, xem quá trình trồng có phải tránh điều gì hay không để có được phong thủy tốt nhất cho gia chủ và cả gia đình.

Nếu có ý định trồng cây cảnh, trước hết bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy xem địa thế, vị trí căn nhà của bạn có phù hợp để trồng trước nhà không hay nên trồng loại cây nào tương thích với mệnh của gia chủ,…

2. Không nên trồng duy nhất 1 cây Lộc Vừng

Khi trồng cây lộc vừng theo phong thủy trong nhà bạn cần chú ý không trồng một cây đơn lẻ nếu muốn đem lại năng lượng cho ngôi nhà của mình. Theo chuyên gia, việc trồng những cây cổ thụ lớn một mình sẽ không đem lại vượng khí mà nó còn hút dương khí của căn nhà.

Do đó, khi trồng nên trồng từ 2 – 3 cây kết hợp với nhau để dung hòa năng lượng bên trong của mỗi cây, đồng thời có được bộ Tam Đa hợp cây lộc vừng phong thủy.

>>> Cách Tháo Giường Gỗ Đơn Giản Tại Nhà Ai Cũng Làm Được

3. Trồng ở khoảng không gian thoáng đãng trước nhà

Mặc dù không có tán lá rậm rạp, nhưng cũng cần chọn khu vực trồng cây Lộc vừng thật thoáng đãng phía trước sân, để dễ vệ sinh hoa, lá và cắt tỉa thường xuyên.

KỸ THUẬT VÀ CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG PHÁT TRIỂN TỐT

Kỹ thuật chiết cành cây Lộc Vừng

Khi buộc bầu đất, bạn cần chú ý buộc chặt ở phía dưới và nới lỏng ở phần trên để giữ nước và luân chuyển không khí trong bầu. Đồng thời, đây cũng là cách giúp tích đọng sương đêm kích thích rễ mới phát sinh, nuôi dưỡng cành lộc vừng tốt hơn.

Bạn chú ý cắt tỉa những cành tăm, cành khuất tán từ khi còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ để ngăn ngừa sự ẩn nấp của sâu bệnh. Việc làm này còn giúp tập trung dồn nhựa sống để nuôi cành chủ lộ sáng.

Kỹ thuật chiết cây lộc vừng được khuyến khích tiến hành vào mùa nóng hoặc mùa mát, tức khoảng tháng 5 – 6 hoặc tháng 9 dương lịch hằng năm. Thời điểm này, những cành lộc xuân của cây đang chuyển sang dạng cành bánh tẻ, không quá non cũng không quá già sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Chăm sóc cây Lộc Vừng mới bứng phát triển tốt

Do cây lộc vừng có lực từ trường tự nhiên rất mạnh nên nếu không giữ đúng hướng thì cây rất khó thích nghi ở môi trường mới.

Để dễ dàng di chuyển cây sang một vị trí mới cũng như tập trung các dưỡng chất cho cây thì bạn nên cắt bỏ các cành non, đọt non. Nếu bạn không loại bỏ chúng thì khi bứng cây lên và trồng ở vị trí mới, những cành lá này cũng sẽ bị héo và chết. Điều này sẽ gây lãng phí chất dinh dưỡng của cây.

Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ

Đối với những cây mới bứng nên đặt ở vị trí râm mát và tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay quá thiếu sáng.

Khi cây bắt đầu nhú chồi non và ra lá mới thì nên di chuyển cây tới nơi có nhiều nắng hơn để cây phát triển.

Bạn cần tưới lượng nước vừa đủ cho cây mỗi ngày và đảm bảo cây luôn giữ được độ ẩm.

Bài viết bên trên là những thông tin cơ sở để trả lời cho câu hỏi “có nên trồng cây Lộc Vừng trước cửa nhà không”, cũng như ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Comments are closed.

Scroll to Top